Phân loại Động_vật_có_xương_sống

Truyền thống

Biểu đồ con suốt truyền thống về tiến hóa của động vật có xương sống ở cấp lớp.

Phân loại truyền thống chia động vật có xương sống thành 7 lớp, dựa trên các diễn giải truyền thống của các đặc điểm giải phẫu và sinh lý học tổng thể. Phân loại này là một trong các phân loại thường gặp nhất trong các sách giáo khoa, các miêu tả vắn tắt và các sách phổ biến kiến thức khoa học[1].

Trong khi phân loại truyền thống này về mặt sắp xếp trật tự tạo ra các nhóm cận ngành, nghĩa là các nhóm đó không chứa tất cả các hậu duệ từ một tổ tiên chung của lớp. Chẳng hạn, trong số các hậu duệ của bò sát đầu tiên có cả chim và thú, nhưng chúng lại tách ra thành các lớp khác, và như thế làm cho lớp bò sát trở thành cận ngành.

Một số các nhà khoa học sử dụng phân loại cho động vật có xương sống theo kiểu phát sinh chủng loài, tổ chức các nhóm động vật trong phạm vi động vật có xương sống theo lịch sử phát sinh và tiến hóa của chúng, đôi khi bỏ qua các diễn giải thông thường về giải phẫu và sinh lý học của chúng. Phân loại dưới đây lấy theo Janvier (1981, 1997), Shu và những người khác (2003), và Benton (2004)[2].

  • Phân ngành Vertebrata
    • Liên lớp Agnatha hay Cephalaspidomorphi (cá mút đá và các loại cá không hàm khác, một số tổ tiên đối với các động vật có xương sống khác)
    • Phân thứ ngành Gnathostomata (động vật có quai hàm)
      • Siêu lớp Osteichthyes (cá xương)
      • Siêu lớp Tetrapoda (động vật tứ chi)
        • Lớp Amphibia (động vật lưỡng cư, một số là tổ tiên đối với Amniota (động vật có màng ối)).
        • Lớp Synapsida † ("bò sát" tương tự như động vật có vú, đã tuyệt chủng, một số là tổ tiên đối với động vật có vú, đôi khi được phân loại trong lớp Reptilia)
        • Lớp Mammalia (động vật có vú)
        • Lớp Reptilia (bò sát, một số là tổ tiên đối với chim)
        • Lớp Aves (chim)

Phần lớn các lớp liệt kê ở đây là các đơn vị phân loại không "hoàn chỉnh": Từ Agnatha đã sinh ra động vật có quai hàm; từ cá xương sinh ra động vật đất liền (Tetrapoda); từ "động vật lưỡng cư" truyền thống đã sinh ra bò sát (theo truyền thống gộp cả "bò sát" giống như thú), và tới lượt mình, từ động vật bò sát đã sinh ra chimthú.

Quan hệ phát sinh chủng loài

Trong phân loại học phát sinh chủng loài, các quan hệ giữa các động vật thông thường không chia thành các cấp bậc, mà được minh họa như là "cây phát sinh chủng loài" xếp lồng, được gọi là biểu đồ nhánh tiến hóa. Các nhóm phát sinh chủng loài được định nghĩa dựa trên các mối quan hệ của chúng với nhau chứ không phải là theo các đặc điểm tự nhiên, chẳng hạn như sự tồn tại của một cột sống. Kiểu cây phát sinh xếp lồng này thường được kết hợp với phân loại học truyền thống (như ở trên), trong thực tế gọi là phân loại học tiến hóa.

Biểu đồ nhánh tiến hóa dưới đây dựa theo Philippe Janvier và ctv, sử dụng trong Tree of Life Web Project[3]

Vertebrata


Hyperoartia



?†Euconodonta


<font color="white">không tên


Pteraspidomorphi



?†Thelodonti


<font color="white">không tên


?†Anaspida


<font color="white">không tên


Galeaspida


<font color="white">không tên


?†Pituriaspida



Osteostraci


Gnathostomata


Placodermi


<font color="white">không tên


Chondrichthyes


Teleostomi


Acanthodii


Osteichthyes


Actinopterygii


Sarcopterygii


?†Onychodontiformes



Coelacanthimorpha


<font color="white">không tên


Porolepimorpha



Dipnoi



<font color="white">không tên


Rhizodontimorpha


<font color="white">không tên


Osteolepimorpha



Stegocephalia














Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Động_vật_có_xương_sống http://reference.allrefer.com/encyclopedia/categor... http://www.eu-nomen.eu/portal/taxon.php?GUID=urn:l... http://catalogue.bnf.fr/ark:/12148/cb11974791b http://data.bnf.fr/ark:/12148/cb11974791b http://id.loc.gov/authorities/subjects/sh85142902 http://www.rmki.kfki.hu/~lukacs/AMPHIOX.htm http://d-nb.info/gnd/4066376-0 http://id.ndl.go.jp/auth/ndlna/00570592 http://fossilworks.org/bridge.pl?a=taxonInfo&taxon... http://www.irmng.org/aphia.php?p=taxdetails&id=119...